%quản trị Facabook% %quản trị website%%thiết kế web%%phát triển nội dung%
65 / 100

Nếu bạn là một người viết tự do và tham gia viết trên nhiều platform khác nhau với nhiều khách hàng khác nhau thì không sao, nhưng nếu là một blogger và viết trên chính trang blog của mình, nơi mà mọi thứ bạn viết đều được trưng lên trang chủ hết, thì sau một thời gian, cả người viết lẫn người đọc đều dễ cảm thấy chán lắm!

Có thể lượng bài ở trang này chưa đủ nhiều để bạn có thể nhận ra được, nhưng ở một trang khác bị sa đà vào một dạng bài mà “dân ngành” gọi là bài viết có tỉ lệ chuyển đổi cao.

Bài có tỉ lệ chuyển đổi cao, hiểu đơn giản, nghĩa là những bài mà khi người đọc Google từ khóa và click vào đọc bài, khả năng họ mua sản phẩm/dịch vụ được giới thiệu trong bài đó sẽ cao hơn những loại bài viết còn lại.

À, có lẽ đọc tới đây bạn cũng hơi hơi tò mò về bài viết kiểu này rồi phải không? OK, sẽ có một bài biên chi tiết về các dạng bài viết như thế này sau heng. Còn trong phạm vi bài biên ngày hôm nay thì sẽ không đề cập tới nó nữa để tránh bài bị “loãng” nhé!

Quay trở lại với chuyện 32 ý tưởng. Với gần mười năm kinh nghiệm làm freelance writer và hơn bốn năm kinh nghiệm viết blog với trên dưới 1.000 bài viết ở các blog khác nhau thì đây là danh sách những ý tưởng viết blog hay sử dụng.

(Danh sách này được sắp xếp hoàn toàn ngẫu nhiên. Từ 1 – 20 là những bài viết có thể vừa phù hợp với blog cá nhân, vừa có thể điều chỉnh để phù hợp với blog doanh nghiệp.)

1. Bài listicle

Bài này thì quá căn bản và phổ biến rồi & chắc bất kỳ người viết chuyên nghiệp nào cũng biết. Bài viết này chính là một ví dụ cho dạng bài listicle này .


2. Review (sản phẩm, dịch vụ, nhà hàng…)

Bài review là một trong số những dạng bài viết có tỉ lệ chuyển đổi cao mà có “nhá hàng” ở đoạn trên. Bài review đơn giản là… review lại một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó mà người viết đã trải nghiệm.


3. Bài hướng dẫn (how-to)

Những bài viết này có nội dung đơn thuần là hướng dẫn người đọc làm một chuyện gì đó.

Ví dụ: Hướng dẫn đánh son kiểu Hàn Quốc, hướng dẫn nấu món ABC, hướng dẫn cài đặt phần mềm XYZ…


4. Bài so sánh

Dạng bài này thấy ít blogger viết (hoặc chí ít là blogger du lịch), nhưng lại là một dạng bài rất thú vị, cung cấp được insight cho người đọc và có tỉ lệ chuyển đổi khá tốt nếu bạn biết cách dẫn dắt nội dung cho khéo.


5. Bài checklist

Checklist cũng là một dạng bài listicle – bài dạng danh sách, nhưng checklist khác listicle ở hai điểm: 1) thiên về tính ứng dụng nhiều hơn, ví dụ như checklist những món đồ cần có khi đi biển, những vật dụng phải mang theo khi đi nước ngoài, những loại giấy tờ cần có khi làm hồ sơ đi du học, v.v… và 2) thường theo thứ tự từng bước, hết bước 1 mới qua bước 2 chứ không nhảy lung tung được.


6. FAQs

FAQs là viết tắt của cụm từ Frequently Asked Questions – những câu hỏi thường gặp. viết dạng này không nhiều, vì thường thường ai hỏi gì thìb iên luôn nguyên một bài viết để trả lời bạn đọc, hahaha. Bài FAQs này đôi khi không phải là để trả lời những câu-hỏi-đã-được-hỏi, mà có thể được dùng như một cách để giải thích thêm về một vấn đề gì đó.

Ví dụ: Blog của một hãng dược phẩm có thể dùng FAQs để giải thích những công dụng của thuốc dưới dạng hỏi-đáp, thay vì một tờ sớ hướng dẫn sử dụng dài ngoằng không ai thèm đọc. Những nội dung của trang FAQs đó có thể sẽ là những tác dụng phụ khi dùng thuốc là gì, dùng bao nhiêu lâu thì khỏi bệnh, khi dùng cần lưu ý những gì…


7. Bài “so sánh nhất”

Sở dĩ bài này có cái tên kỳ cục vậy là tại vì… không biết phải gọi nó là gì trong tiếng Việt nữa. Trong tiếng Anh thì đây là bài “best of”. Nó là một dạng bài viết kết hợp giữa listicle + review để đưa ra danh sách những thứ tốt nhất trong một lĩnh vực nào đó.

Ví dụ: 10 công cụ viết blog hiệu quả nhất (listicle + review của người viết vì sao nó lại hiểu quả), top 20 sản phẩm công nghệ tốt nhất trong năm 2020…


8. Bài “sai lầm”

Dạng bài này rất hút view, vì nó đánh vào tâm lý “sợ sai” của người đọc và tâm lý muốn biết trước những sai lầm mà người khác ĐÃ mắc phải để mình còn tránh.

Ví dụ: Những sai lầm khiến bạn ăn kiêng thất bại, X sai lầm khiến bạn khó thăng tiến, Y lỗi cần tránh khi viết CV


9. Bài infographic

Infographic giúp người đọc dễ hình dung và hệ thống lại kiến thức thông qua hình ảnh và màu sắc nè. Cá nhân mình cũng thích coi bài infographic lắm, mà để bữa nào “vượt lười” làm thử một bài trên blog này coi sao!


10. Bài video

Thay vì viết toàn bộ nội dung ra thành chữ (như vầy) thì các bài này sẽ có một chút phần chữ để giới thiệu, sau đó toàn bộ nội dung chính sẽ được truyền đạt bằng hình thức video.


11. Hướng dẫn lựa chọn

Bên cạnh dạng bài hướng dẫn như để cập ở trên thì còn một dạng bài nữa cũng mang yếu tố “hướng dẫn”, đó là hướng dẫn lựa chọn. Ví dụ: Hướng dẫn lựa chọn phấn phủ thích hợp cho da mụn/dầu/hỗn hợp, kèm theo là một bài hướng dẫn đánh phấn phủ sao cho đẹp. Vậy là với cùng một sản phẩm (phấn phủ), bạn đã có thể viết được thành hai bài blog khác nhau rồi!


12. Câu chuyện cá nhân

Bài này thì đánh vào tâm lý… tò mò của người đọc. Thay vì chỉ chia sẻ về một lĩnh vực cụ thể trên blog (ví dụ học nhiếp ảnh) thì blogger có thể kết hợp thêm những câu chuyện về bản thân mình, chẳng hạn như vì sao lại đến với nhiếp ảnh, quá trình học hỏi vất vả khó khăn như thế nào, v.v… Tất nhiên là cũng phải tùy chủ đề của blog mà blogger có thể viết những câu chuyện cá nhân này cho phù hợp với nội dung và chủ đề của toàn bộ blog nhé.


13. Bài tổng hợp các sản phẩm/dịch vụ mà blogger sử dụng

Đây là một dạng bài vừa hữu ích với người đọc, vừa có tỉ lệ chuyển đổi cao mà lại thấy ít có blogger nào viết dạng bài tổng hợp công cụ như vầy lắm nha.


14. Bài thuần hình ảnh

Số ít viết kiểu bài này, phần vì thấy mình chụp hình không đủ đẹp để khoe nhiều, phần vì tánh thích nói & viết nhiều nên bài nào cũng toàn chữ là chính. Tuy nhiên đây là dạng bài thích hợp cho những ai viết blog về chủ đề như nhiếp ảnh, design, kiến trúc…

Ví dụ cho kiểu bài này sẽ có: “10 bức ảnh khiến bạn muốn đi Đà Lạt ngay lập tức”, “20 bức hình biểu cảm nhất mọi thời đại”…


15. Bài tổng hợp

Sau khi viết được kha khá bài trong cùng một chủ đề, bạn có thể gom những bài này lại thành một bài tổng hợp (tiếng Anh là round-up) trên blog. Ví dụ: Tổng hợp 20 công thức làm bánh trong lò vi sóng, trong đó bạn sẽ tổng hợp lại toàn bộ những bài viết về đề tài này (đã từng được post rải rác trong blog) lại thành một bài dạng listicle.


16. Bài giải thích khái niệm

Một trong số những ý tưởng viết blog mà nhiều blogger bỏ qua đó là bài giải thích khái niệm cho bạn đọc. Không phải mặc định ai vào blog của bạn cũng đều sẽ hiểu những gì bạn định nói, đặc biệt là với những độc giả hoàn toàn không có kiến thức gì trong lĩnh vực đó và muốn vào blog để học hỏi từ căn bản.


17. Bài giải thích từ vựng

Nếu bài giải thích khái niệm chỉ tập trung vào một khái niệm nhất định và diễn giải tất cả những thứ xoay quanh khái niệm đó thì bài giải thích từ vựng chỉ bao gồm… giải nghĩa của một nhóm từ vựng có liên quan tới chủ đề của blog.


18. Bài “lầm tưởng”

Bài “lầm tưởng” là dạng bài giúp giải đáp thắc mắc, nhưng không phải giải đảp thắc mắc kiểu FAQs là hỏi gì trả lời nấy, mà giải đáp kiểu giải đáp những lầm tưởng của người đọc về một vấn đề nào đó.

Kiểu bài như thế này nghe thì tưởng dễ, nhưng để viết cho ra tấm ra món thì rất khó. Nó đòi hỏi người viết phải đào sâu và nghiên cứu rất nhiều (thì mới có thể giải nghĩa được những vấn đề mà mọi người hiểu sai), và cách viết cũng phải thuyết phục để người đọc cảm thấy “được khai sáng” chứ không phải đọc xong cảm thấy mình thật dở và kém cỏi (vì có mỗi một vấn đề XYZ nào đó mà cũng không hiểu).

Ví dụ: Những lầm tưởng về phương pháp giảm cân X, những lầm tưởng của giới trẻ về chuyện khởi nghiệp/đi làm cho công ty startup…


19. Giải quyết vấn đề

Đây cũng là một dạng ý tưởng viết blog mà ít người chịu khó khai thác, chủ yếu là các trang báo mạng hoặc các trang thông tin online là chính.

Khác với dạng bài hướng dẫn, bài giải quyết vấn đề tập trung vào việc xác định những vấn đề mà người đọc có thể gặp phải với sản phẩm/dịch vụ nào đó và đưa ra giải pháp để khắc phục nó.

Ví dụ: Làm sao để có thể tập trung làm việc tại nhà khi có con nhỏ, những cách để giảm tiêu thụ điện trong nhà vào mùa hè…


20. Guest post

Mặc dù đây không hẳn là một ý tưởng viết blog, nhưng việc mời một blogger khác tham gia viết bài trên blog của mình sẽ khiến cho nội dung blog của bạn thêm phần sinh động và mới lạ hơn, đồng thời cũng giúp ích cho việc phát triển mối quan hệ với các blogger khác và giúp xây dựng hệ thống link building rất tốt cho SEO.

Tất nhiên bạn phải lưu ý là guest post cũng phải liên quan tới chủ đề chính của blog của bạn nữa heng. Ví dụ: Blogger làm đẹp có thể viết bài guest post về cách trang điểm gọn nhẹ khi đi du lịch cho một blogger du lịch. Blogger du lịch có thể guest post một bài về những điều mà du lịch đã “dạy” cho bạn trên một blog về lifestyle hoặc phát triển bản thân, v.v…


(Từ mục số 21 trở đi thì những ý tưởng viết blog này sẽ phù hợp với dạng blog công ty hơn là blog cá nhân nhé!)

Những ý tưởng viết blog phù hợp cho website của công ty

21. Tin tức/thông báo

Nhiều công ty thường hay có mục Tin tức – News – trên trang web. Đây cũng là một ý tưởng viết blog đơn giản và phù hợp cho những công ty đang bắt đầu xây dựng chiến lược inbound marketing cho mình.

Bên cạnh tin tức thì thỉnh thoảng trang truyền thông của công ty cũng nên có thêm dạng bài Thông báo – Announcement. Thông báo này có thể là về thay đổi vốn điều lệ, thay đổi/thêm bớt ngành nghề kinh doanh, thay đổi nhân sự cấp cao, v.v…


22. Thông tin về sự kiện

Một ý tưởng viết blog đơn giản & dễ thực hiện khác trên website của công ty đó là dạng bài đưa thông tin về những sự kiện sắp diễn ra như Gala Dinner, Year End Party, các hội thảo, event blah blah blah mà công ty sắp tổ chức.


23. Case study

Các công ty SaaS (Software as a Service) hoặc các công ty cung cấp dịch vụ nói chung thường sẽ có dạng bài case study như vầy, trong đó bao gồm thông tin về khách hàng, dịch vụ được sử dụng trong hợp đồng này là gì, và khách hàng đã có được kết quả đáng kể nào từ sau khi sử dụng dịch vụ đó. Nếu bạn làm trong lĩnh vực marketing thì chắc chắn là rành rọt về dạng bài viết này rồi heng!


24. Dự báo xu hướng

Thường vào dịp gần cuối năm, các công ty sẽ có những bài kiểu dự báo xu hướng cho năm sắp tới, ví dụ: Những dự đoán về xu hướng sử dụng mạng xã hội sau đại dịch, dự đoán về các địa điểm du lịch hút khách trong năm 2021…

Thường nếu công ty có dự định cho ra mắt một sản phẩm/dịch vụ mới trong tương lai thì dạng bài này sẽ có ích trong việc định hướng người dùng và khơi gợi lên sự tò mò/đón chờ xu hướng mới.


25. Phân tích chuyên môn

Bài viết phân tích chuyên môn đòi hỏi người viết (trong ngữ cảnh này là content marketer hoặc đội in-house marketing của công ty nói chung) phải có kiến thức rất vững về ngành nghề hoạt động của công ty cũng như kiến thức phổ quát về xã hội. Có như vậy, bài viết mới sâu và có chất lượng, mới có thể nâng tầm của công ty lên được.

Một ví dụ đơn giản cho loại nội dung này có thể là phân tích những ảnh hưởng của hậu COVID-19 đến ngành du lịch/y tế/chính sách công/v.v… của một quốc gia, một vùng địa lý, hoặc một nhóm khách hàng tiềm năng nào đó.


26. Bài phỏng vấn

Đây là dạng bài kiểu Q & A một nhân vật có tiếng tăm trong lĩnh vực. Công ty sẽ đưa ra những câu hỏi và mượn câu trả lời của nhân vật này để đưa ra những nhận định về thị hiếu, về những biến đổi của thị trường, v.v… tùy theo mục đích của công ty là gì (để bán hàng, để nâng cao nhận thức khách hàng…)


27. Bài nhận định của các chuyên gia

Nếu bài phỏng vấn chỉ thường ở dạng 1:1 (công ty và người được phỏng vấn) thì kiểu bài nhận định của các chuyên gia sẽ bao gồm nhiều chuyên gia cùng phân tích và đưa ra ý kiến, nhận xét về một hoặc một vài đề tài cụ thể và có liên quan đến nhau.

Ví dụ: Nhận xét của các chuyên gia tài chính về thị trường vay tiêu dùng cá nhân của người Việt. Trong đó, có thể chuyên gia A sẽ đưa ra nhận định A’, chuyên gia B có nhận định B’, chuyên gia C với nhận định C’… Người đọc sẽ có thể tiếp cận với những suy nghĩ và nhận định từ nhiều người khác nhau, qua đó có thể tự điều chỉnh lại cho hợp với tư duy của chính mình.


28. Công bố kết quả nghiên cứu

Tùy vào lĩnh vực hoạt động mà website của công ty có thể có thêm dạng bài này nữa nè. Đây là một bài viết kiểu diễn giải kết quả nghiên cứu (với từ chuyên môn và kiến thức chuyên sâu) thành ra một dài bài viết dễ hiểu hơn cho đối tượng người đọc đại chúng.


29. Công bố kết quả khảo sát

Đơn giản hơn so với bài viết trên, công bố kết quả khảo sát chỉ đơn thuần là việc tổng hợp lại các kết quả khảo sát của công ty và diễn đạt lại dưới dạng văn bản, thay vì dạng biểu đồ đặc trưng của khảo sát.

Cả hai dạng bài viết số 28 và 29, thoạt đầu nghe có vẻ hơi khô khan, theo kiểu “trời ơi ai mà quan tâm tới ba cái này làm gì, khách hàng chỉ quan tâm tới chất lượng và giá bán thôi mà!”. Nhưng thực tế, bản chất con người vốn dĩ là tò mò, và ai mà không tò mò về công ty/sản phẩm/dịch vụ mà mình đang sử dụng hoặc sẽ có ý định sử dụng trong tương lai, đúng không nè!

Ngoài ra, thêm một yếu tố nữa đó là tùy vào loại hình kinh doanh của công ty mà nội dung phần blog trên website sẽ có những nội dung sao cho phù hợp. Nếu là một công ty B2C thì đúng là end-user không quan tâm lắm tới mấy cái báo cáo này đâu. Nhưng nếu là B2B thì đó lại là chuyện khác.


30. Công bố sản phẩm mới

Đối với những ty nhỏ (SMEs) hoặc các công ty start-up, nếu không đủ chi phí để chạy quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện truyền thông về một sản phẩm/dịch vụ mới của công ty, thì blog công ty chính là nơi lý tưởng nhất để làm chuyện này 🙂

Bài viết dạng này cũng không nhất thiết phải là công bố một sản phẩm/dịch vụ mới keng mà có thể là bài thông báo về những tính năng mới của sản phẩm/dịch vụ sẵn có.


31. Bài viết “dòng thời gian”

Cách đây khoảng 10 – 15 năm, báo chí hay có một kiểu bài “văn mẫu” rất phổ biến với cái tựa đại loại như “Công ty A – X năm một chặng đường”, “Nhìn lại Y năm phát triển cùng doanh nghiệp B”… Đó chính là dạng bài “dòng thời gian” muốn nói tới đó!


32. Hướng dẫn mua sắm

Đọc cái tựa chắc bạn nghe thấy nó hơi sai sai phải không? Mua sắm mà cũng cần phải có hướng dẫn nữa hả? Ý tưởng viết blog gì kỳ vậy?

OK, chuyện là vầy: Nếu bạn đang nghĩ tới những chuyện mua sắm đơn giản như nhu yếu phầm hàng ngày, quần áo, tà tữa, v.v… thì đúng là không cần ai hướng dẫn chi tiết làm gì hết, có viết cũng chỉ uổng công người viết mà thôi.

Tuy nhiên, hãy nghĩ đến những nhu cầu mua sắm cao cấp hơn (và tốn nhiều tiền hơn) như mua nhà, mua căn hộ, mua xe hơi… Những cái đó không phải nói mua là mua được (trừ khi bạn thuộc giới siêu giàu, tiên tiền không cần suy nghĩ) mà cần phải có thời gian cân nhắc, chọn lựa, tham khảo và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn trước khi ra quyết định cuối cùng (chưa kể thời gian… để dành tiền nữa nha!)

Bài viết này rất đúng insight (của dân Na Uy) là xu hướng chuyển ra ngoại ô sống của những cặp vợ chồng trẻ tầm 30 – 35 tuổi, nhưng ngoại ô vẫn phải tiện kết nối với thành phố (dưới 30 phút xe lửa) để còn vào phố đi làm, thân thiện với môi trường, gần trường học, bệnh viện, thiên nhiên v.v…

Nguồn : fromhobbytomoney

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *